Bảng giá trám răng giá rẻ năm 2022

Trám răng là phương pháp thường được chỉ định cho các trường hợp răng bị sâu, mẻ, vỡ. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào và chi phí trám răng có đắt không?

Trám răng là gì?

Trám răng là phương pháp phục hình thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho các trường hợp răng bị sâu, hay mẻ, vỡ. Với phương pháp này, hình dáng và màu sắc của răng sẽ được khôi phục lại như ban đầu bằng cách sử dụng các vật liệu trám răng chuyên dụng.

Những loại vật liệu trám răng hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều vật liệu trám răng khác nhau, mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số loại vật liệu trám răng phổ biến, được các nha khoa tin dùng:

Vật liệu trám răng Amalgam

Amalgam là hợp kim gồm: thủy ngân, bạc, đồng, thiếc,… là loại vật liệu truyền thống được dùng từ nhiều năm về trước, trám amalgam còn gọi là trám bạc vì có màu giống bạc.
Loại vật liệu này thường được dùng để trám các răng cối phía trong.
Ưu điểm:

  • Có thể chịu được lực ăn nhai mạnh
  • Chi phí thấp hơn so với các loại vật liệu trám răng khác
  • Độ bền khá tốt, kéo dài từ 7 – 10 năm.

Nhược điểm:

  • Màu sắc của vật liệu trám không giống với màu răng nên hiệu quả thẩm mỹ đem lại khá kém
  • Trám hỗn hợp làm đổi màu, có thể tạo ra một màu xám cho cấu trúc răng xung quanh.- Phản ứng dị ứng: một tỷ lệ nhỏ người, khoảng 1%, bị dị ứng với mặt thủy ngân trong phục hồi hỗn hợp.

 

Vật liệu trám bằng kim loại quý

Là loại hợp kim bằng vàng, hoặc một số kim loại khác như bạc, đồng giúp tăng tính cứng chắc cho miếng trám. Thường dùng để trám cho răng hàm và tiền hàm do màu sắc quá chênh lệch với răng thật.
Ưu điểm

  • Có khả năng chịu lực tốt, đảm bảo ăn nhai bền chắc
  • Có độ bền cao.

Nhược điểm:

  • Thẩm mỹ kém do màu sắc không được tự nhiên như răng thật
  • Chi phí cao hơn vật liệu Amalgam
  • Sốc mạ: trám hỗn hợp có thể gây ra một cơn đau nhói (sốc mạ) xảy ra. Sự tương tác giữa các kim loại và nước bọt gây ra sự tích tụ dòng điện, tuy nhiên hiện tượng đó rất hiếm xảy ra.

 

Vật liệu trám răng Composite

Đây là loại vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi chúng có những ưu điểm khá nổi bật như:

  • Vật liệu trám có màu sắc tự nhiên như răng thật, mang lại hiệu quả thẩm mỹ vô cùng cao.
  • Có độ cứng, độ chịu lực cao, đảm bảo không bị bung vết trám trong quá trình ăn nhai.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó là chi phí hơi cao và miếng trám có thể bị đổi màu sau vài năm.

 

Quy trình trám răng được thực hiện như thế nào?

Tại các nha khoa lớn, uy tín, quy trình trám răng được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát răng miệng để có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại, nhằm đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ giới thiệu các vật liệu trám khác nhau. Tùy vào nhu cầu, khả năng tài chính của mỗi khách hàng mà sẽ lựa chọn cho mình một phương pháp trám răng phù hợp nhất.

Bước 2: Tiến hành trám răng
Bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám răng chuyên dụng để trám bít các phần răng đang gặp vấn đề, sau đó chiếu đèn laser để làm cứng chắc vết trám.
Sau đó, nha sĩ sẽ kiểm tra lại vùng răng vừa hàn một lần nữa xem đã đảm bảo hay chưa, có thể tiến hành đánh bóng để vết hàn đạt hiệu quả thẩm mỹ tối đa.

Bước 3: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi trám tại nhà
Để duy trì được tính thẩm mỹ và tuổi thọ của vết trám, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc răng miệng sao cho đúng nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thăm khám sức khỏe răng miệng mỗi 6 tháng/ lần để các nha sĩ có thể kiểm tra tình trạng vết trám và đưa ra những phương án xử lý kịp thời nếu có các vấn đề phát sinh.

Phương pháp trám răng được chỉ định cho những trường hợp nào?

Phương pháp trám răng thường được áp dụng cho các trường hợp như:

  • Răng bị sâu. Những chiếc răng này cần được trám để lấp đầy các lỗ hổng trên thân răng, loại bỏ các triệu chứng khó chịu và giúp phục hồi thẩm mỹ cho răng.
  • Răng bị nứt, mẻ ở mức độ nhẹ. Nếu nứt, mẻ quá lớn thì phương pháp bọc răng sứ sẽ là lựa chọn tối ưu hơn.
  • Răng thưa, khoảng cách giữa các răng lớn, dễ làm nhồi nhét thức ăn

 

Bảng giá trám răng năm 2022

Tùy vào phương pháp trám răng bạn lựa chọn mà sẽ có chi phí trám răng khác nhau. Dưới đây là bảng giá trám răng mà bạn có thể tham khảo, để biết được giá chính xác nhất, bạn nên ghé trực tiếp nha khoa để được báo giá cụ thể nhé!

Trám răng Đơn vị Giá (VNĐ)
Trám răng Composite Korea 1 Xoang 120.000
Trám răng Composite Korea (xoang lớn, xoang II) 1 Xoang 250.000
Trám răng Composite Germany 1 Xoang 250.000
Trám răng Composite Germany (xoang lớn, xoang II) 1 Xoang 400.000
Trám răng Composite Japan 1 Xoang 400.000
Trám răng Composite Japan (xoang lớn, xoang II) 1 Xoang 520.000
Trám nhóm răng cửa thẩm mỹ 1 Xoang 650.000

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ TRÁM RĂNG CHO TRẺ EM 

Trám răng Đơn vị Giá (VNĐ)
Trám răng sữa (GC 9) – xoang nhỏ 1 Xoang 120.000
Trám răng sữa (GC 9) – xoang lớn 1 Xoang 250.000
Trám răng Composite Korea 1 Xoang 250.000
Trám răng Composite Korea (xoang lớn, xoang II) 1 Xoang 400.000
Trám răng Composite Germany 1 Xoang 400.000
Trám răng Composite Germany (xoang lớn, xoang II) 1 Xoang 520.000
Trám răng Composite Japan 1 Xoang 530.000
Trám răng Composite Japan (xoang lớn, xoang II) 1 Xoang 650.000

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc xoay quanh phương pháp trám răng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *